Back

Tên tiếng Việt: Bộ môn Trắc địa

Tên tiếng Anh: Surveying Section

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Trắc địa, Phòng 402, nhà A6, Đại học GTVT, Số 3 phố Cầu Giấy, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Website: http://tracdia-utc.com/

Facebook fanpage: https://www.facebook.com/GnS-792987814203676/

Điện thoại: +84-243-7663441

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Bộ môn Trắc địa tiền thân thuộc tổ Đo vẽ bao gồm: Đo đạc, Hình họa và Vẽ kỹ thuật được thành lập từ ngay sau khi thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải. Năm 1971 tổ Đo đạc được tách riêng thành Bộ môn Đo đạc. Từ năm 1996 đến nay, Bộ môn Đo đạc được đổi tên thành Bộ môn Trắc địa, là bộ môn trực thuộc khoa Công trình. Hiện tại bộ môn có một đội ngũ cán bộ giảng dạy đông đảo và có chất lượng cao được đào tạo trong và ngoài nước, gồm 16 thầy, cô (2 PGS. TS, 6 TS, 8 ThS).

LÃNH ĐẠO BỘ MÔN

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Bộ môn Trắc địa đã trải qua nhiều nhiệm kỳ Trưởng Bộ môn. Lãnh đạo Bộ môn tiêu biểu qua các thời kỳ như thầy PGS. TS Trần Đắc Sử nguyên là Hiệu trưởng nhà trường; cô PGS. TS Hồ Thị Lan Hương, Giám đốc Trung tâm đào tạo trực tuyến, nguyên Phó trưởng khoa Công trình.

Lãnh đạo Bộ môn nhiệm kỳ 2019-2024:

  • Trưởng Bộ môn: TS. Trần Quang Học
  • Phó trưởng Bộ môn: TS. Lê Văn Hiến
    Trưởng Bộ môn: TS Trần Quang Học Phó trưởng bộ môn: TS Lê Văn Hiến

    TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

    Trong thời gian gần đây các giảng viên trong Bộ môn đã thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Trường về lĩnh vực trắc địa công trình, GIS và hướng dẫn nhiều sinh viên nghiên cứu khoa học. Bộ môn còn tham gia ứng dụng và triển khai công nghệ trắc địa trong xây dựng các công trình ngoài sản xuất như: đo vẽ thành lập bản đồ địa hình; xây dựng các mạng lưới trắc địa công trình; khảo sát thiết kế, kiểm định, quan trắc nhiều công trình đường, cầu, nhà cao tầng, hầm, sân bay…

    Để thuận tiện cho việc nghiên cứu và triển khai công nghệ, năm 2011 Bộ môn đã thành lập “Trung tâm công nghệ Trắc địa” với các chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trắc địa trong sản xuất; Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ; Dịch vụ khoa học và công nghệ…

    Trong thời gian tới, định hướng nghiên cứu khoa học của Bộ môn chú trọng đến các lĩnh vực mang tính ứng dụng cao trong thực tế:

    1) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị đo đạc hiện đại trong khảo sát, xây dựng công trình;

    2) Nghiên cứu thiết kế hệ thống và xử lý dữ liệu quan trắc liên tục công trình;

    3) Nghiên cứu phân tích xử lý hình ảnh UAV trong thành lập bản đồ địa hình, xây dựng mô hình số địa hình, xây dựng dữ liệu cho hệ thống GIS, BIM.

    4) Phân tích xử lý dữ liệu thông tin cung cấp cho hệ thống ITS.

    THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

    Kể từ khi thành thành lập cho đến nay, tập thể giảng viên qua các thế hệ đã không ngừng phấn đấu và đã đạt các danh hiệu cao quý của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Trường đại học Giao thông vận tải. Bộ môn đã đạt được Bằng khen của Bộ giáo dục đào tạo năm 1999, danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc năm 2013, danh hiệu Nhà giáo ưu tú và Huân chương lao động của PGS. TS. Trần Đắc Sử, nhiều giảng viên được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng, công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền. Bộ môn Trắc địa luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí cao, có bề dày thành tích trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.

Tập thể giảng viên bộ môn

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bộ môn có 02 phòng làm việc được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ tốt nhất cho các giảng viên làm việc, nghiên cứu, hợp tác và các hoạt động chuyên môn khác. Bên cạnh đó, Bộ môn được nhà trường trang bị cho 1 phòng thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị đo đạc từ phổ thông đến hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt và đầy đủ của quá trình đào tạo thực hành và thực tập của các hệ sinh viên và học viên cao học.

CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

Bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy các môn học Trắc địa đại cương, Trắc địa công trình, Thực tập trắc địa cho sinh viên các ngành thuộc Khoa Công trình, Khoa Đào tạo Quốc tế, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Khoa Kinh tế và Viện Quy hoạch và Quản lý Giao thông Vận tải. Số lượng sinh viên đào tạo trung bình năm 6000 lượt sinh viên.

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường, từ năm 2016, Bộ môn đã mở chuyên ngành đào tạo “Kỹ thuật GIS và Trắc địa công trình giao thông” thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, với chỉ tiêu số lượng trung bình 40 sinh viên hàng năm.

 Mục tiêu đào tạo: Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật GIS và Trắc địa công trình giao thông nhằm cung cấp cho sinh viên môi trường đào tạo tốt nhất để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức cũng như các kỹ năng cơ bản để đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật GIS và Trắc địa công trình giao thông trường Đại học Giao thông Vận tải có thể đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức chuyên môn cơ bản về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông;

- Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo bao gồm:

  • Thiết kế, xây dựng và quản lý dự án GIS trong lĩnh vực giao thông (quản lý cơ sở dữ liệu các công trình giao thông, quản lý tiến độ xây dựng công trình giao thông, quản lý tổ chức giao thông, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến công trình,  …);
  • Thực hiện, tổ chức và giám sát các công tác trắc địa trong xây dựng công trình giao thông;
  • Có khả năng thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến chuyên ngành và ngành đào tạo.
  • Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu khi làm việc, hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật GIS và Trắc địa công trình giao thông thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để lựa chọn làm việc tại các đơn vị sau:

- Cán bộ quản lý tại Bộ GTVT và các cơ quan trực thuộc bộ, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia và địa phương, các Sở giao thông, Sở xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tư, các Ban quản lý dự án, Phòng công thương và Phòng đô thị ở các quận, huyện…

- Kỹ sư tư vấn khảo sát thiết kế và kỹ sư chỉ huy thi công tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

- Cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ các viện nghiên cứu; Cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, Bộ môn phụ trách giảng dạy môn “Kỹ thuật Quan trắc chuyển dịch công trình” cho học viên các ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Xây dựng.

HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Bộ môn có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty có cùng chuyên ngành ở trong và ngoài nước:

- Các trường đại học và Viện nghiên cứu: ĐH. Mỏ-Địa Chất; ĐH. Xây Dựng; ĐH. Thủy Lợi; ĐH. Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh; ĐH. Yokohama; ĐH. Kyoto; ĐH. Tổng hợp Trắc địa Bản đồ Matxcơva; Viện Khoa học đo đạc bản đồ Việt Nam.

- Các công ty, tập đoàn: Tập đoàn Pasco Nhật Bản; Công ty Esri Việt Nam;

Từ năm 2012 tới nay Bộ môn đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo quốc tế và trong nước với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực Địa tin học công trình.

- Hội thảo quốc tế “Công nghệ địa tin học trong quản lý cơ sở hạ tầng” được tổ chức vào tháng 9 năm 2012. Hội thảo được tổ chức theo hiệp định hợp tác đã được ký kết giữa Trường Đại học Giao thông vận tải - Việt Nam và Trường Đại học Quốc gia Yokohama - Nhật Bản về việc tăng cường thúc đẩy hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Hội thảo “Hợp tác và chia sẻ ứng dụng GIS trong giao thông trên nền tảng ArcGIS” được tổ chức vào tháng 10 năm 2014. Hội thảo nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác đã ký giữa trường ĐH GTVT và Công ty Esri Việt Nam về lĩnh vực Đào tạo và Nghiên cứu khoa học.

Ký kết hợp tác với Công ty Esri Việt Nam Khóa đào tạo về ứng dụng GIS trong giao thông

- Hội thảo quốc tế “Đào tạo và ứng dụng của kỹ thuật GIS” trong lĩnh vực giao thông vận tải được tổ chức vào tháng 9 năm 2015 giữa Trường ĐH Kyoto-Nhật Bản, Tập đoàn PASCO, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường ĐH Giao thông Vận tải do Bộ môn phụ trách.

- Khóa đào tạo quốc tế với 15 trường đại học khu vực Đông Nam Á được tổ chức vào tháng 10 năm 2015 với chủ đề “GIS science for civil protection managenment in Southeast Asia” được tổ chức tại trường Đại học Giao thông Vận tải.

- Hội thảo Quốc tế về “Quản lý thông minh cơ sở hạ tầng” kết hợp cùng trường Đại học Feng Chia, Đài Loan, năm 2017.

Vũ Ngọc Phượng

ThS Vũ Ngọc Phượng

E-mail: vuphuong.dc54@gmail.com
Trần Đức Công

ThS Trần Đức Công

E-mail: duccong0911@gmail.com
Hồ Sỹ Diệp

ThS Hồ Sỹ Diệp

E-mail: hosydiep@utc.edu.vn
hothilanhuong

PGS.TS. Hồ Thị Lan Hương

E-mail: huonghl@utc.edu.vn
học

TS Trần Quang Học

E-mail: tranhocutc@gmail.com
nh-Giang

TS Lê Khánh Giang

E-mail: khanhgiang298@gmail.com
linh

ThS Nguyễn Thùy Linh

E-mail: linhlinhcmc@gmail.com
ngoc

ThS Lê Minh Ngọc

E-mail: ngocleutc@gmail.com
quang

ThS Lê Quang

E-mail: lequang16682@yahoo.com
cô thảo

ThS Trần Thị Thảo

E-mail: ttthao.uct@gmail.com
thầy Hiến

TS Lê Văn Hiến

E-mail: hienlv@utc.edu.vn
thầy Chính

TS Nguyễn Văn Chính

E-mail: chinhnv@utc.edu.vn
toto slot toto 4d toto88 Situs slot dana dana toto toto dana slot toto toto slot toto88 situs slot gacor judi online toto slot toto 4d toto88 toto slot toto 4d toto88
https://artdaily.cc/slot-online/
https://www.paygasnotrent.com/
slot pulsa deposit pulsa toto slot
toto slot toto 4d toto88 toto 4d toto88 dana toto toto dana toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77 toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77
dingdong togel dingdong togel online Rtp Slot Rtp Slot toto88
toto 4d toto88 dana toto toto dana slot pulsa toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77 https://slot77.stahnmpukuturan.ac.id/slot77/ toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana https://web.pn-mataram.go.id/slot-toto/ toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana https://slot-toto.pkr.ac.id/ situs slot dana toto slot https://web.pn-mataram.go.id/slot-dana/