Chuẩn đầu ra – Kỹ thuật xây dựng công trình thủy – K61

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

  1. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (Port, Coastal and Offshore Engineering) 
  2. Mã ngành: 7.58.02.02
  3. Trình độ đào tạo: Đại học chính quy (Cấp bằng: Kỹ sư) 

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

  1. Mục tiêu chương trình đào tạo 

Chương trình đào tạo đại học ngành kỹ thuật xây dựng công trình thuỷ nhằm đào tạo các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức và sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có tri thức và năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ chuyên môn tiên tiến tương xứng với trình độ đào tạo, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, đáp ứng các nhu cầu của đất nước trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống công trình cảng-đường thủy và thềm lục địa để khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 

Các sinh viên sau khi được đào tạo trở thành các Kỹ sư Xây dựng công trình thủy nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Cụ thể là:

Các mục tiêu cụ thể như sau:

– Mục tiêu 1: Có khả năng quản lý, tổ chức thi công công, bảo trì công trình thủy;

– Mục tiêu 2: Có khả năng quy hoạch, thiết kế các công trình thủy;

– Mục tiêu 3: Có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết những vẫn đề khoa học kỹ thuật xây dựng công trình thủy;

– Mục tiêu 4: Có kỹ năng tốt về tính toán kết cấu, triển khai các bản vẽ, phân tích hiệu quả dự án đầu tư, lựa chọn phương án kết cấu và phương án thi công hợp lý về kinh tế kỹ thuật;

– Mục tiêu 5: Có đủ sức khỏe tốt, có khả năng làm việc bền bỉ, liên tục để đáp ứng công việc có yêu cầu cao, có các chứng chỉ về giáo dục thể chất;

– Mục tiêu 6: Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể làm việc tại các công ty xây dựng, các công ty tư vấn, các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực xây dựng nói chung và công trình thủy nói riêng.

Các kỹ sư ra trường có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, ngành kỹ thuật công trình giao thông, công trình biển hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành Xây dựng ở trong và ngoài nước.

  1. Chuẩn đầu ra 

5.1. Kiến thức và lập luận ngành

  1. Có kiến thức cơ bản về Toán học và khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức ngành và chuyên ngành được đào tạo.
  2. Nắm vững và vận dụng được kiến thức về cơ sở ngành như cơ học lý thuyết, cơ học kết cấu, sức bền vật liệu, cơ học đất, nền móng công trình, địa chất công trình, trắc địa công trình, thủy lực thủy văn công trình, quản lý dự án xây dựng công trình; Có kiến thức liên ngành như tin học ứng dụng trong xây dựng, quản lý xây dựng, máy xây dựng, vật liệu xây dựng.
  3. Phân tích, đánh giá được các kiến thức chuyên môn ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, thiết kế và thi công các công trình cảng-đường thủy và thềm lục địa, các công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy…

5.2. Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp

  1. Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo. 
  2. Đề xuất các giải pháp công trình và giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong công tác lập quy hoạch, thiết kế, thi công công trình thủy.
  3. Có ý thức trách nhiệm công dân, tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Có lòng tự trọng nghề nghiệp và ý thức tự chịu trách nhiệm với các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp. Tự đánh giá được năng lực bản thân, có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và học tập để năng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn ở cả trong và ngoài nước. Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và các đối tác, phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng.

Có khả năng tìm kiếm, cập nhật, khai thác, xử lý các thông tin về những tiến bộ khoa học chuyên ngành và liên ngành. 

 

5.3. Kỹ năng phối hợp giữa các cá nhân: làm việc nhóm và giao tiếp

  1. Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn công trình thủy.
  2. Có kỹ năng thuyết trình, tổ chức thuyết trình và lấy ý kiến cộng đồng; có kỹ năng lựa chọn và sử dụng các hình thức giao tiếp hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp; có khả năng trình bày các văn bản phổ thông và khoa học.
  3. Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng ngoại ngữ.

5.4. Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường

  1. Hiểu biết và vận dụng được kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hiểu biết về Pháp luật Việt Nam; Hiểu biết về An ninh Quốc phòng;

Có khả năng đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội, hoàn cảnh và môi trường làm việc để kịp thời đề ra các ý tưởng, biện pháp thích ứng, điều chỉnh và cải tiến kế hoạch nhằm đạt mục tiêu công việc. 

Có khả năng nhận biết, phân tích văn hóa, chiến lược phát triển của đơn vị, mục tiêu kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo, tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng cho đồng nghiệp

  1. Có kỹ năng phân tích thiết kế quy hoạch cảng, xác định chức năng, nguyên lý, kiến trúc và quản lý dự án công trình thủy.
  2. Có kỹ năng thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình cảng-đường thủy và thềm lục địa và công trình giao thông khác. Có kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy. Vận dụng, đánh giá, sáng tạo các kiến thức chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy vào quá trình phân tích tình hình thực tế.
  3. Có kỹ năng quản lý khai thác, bảo trì các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy.

5.4. Bảng tổng hợp chuẩn đầu ra theo CDIO

BẢNG 1. CHUẨN ĐẦU RA THEO CDIO CHO NGÀNH ĐÀO TẠO

Tên ngành đào tạo: ……………………..

TT Chuẩn đầu ra CDIO Mức độ đạt được theo thang Bloom Mục tiêu chương trình đào tạo Ghi chú
CĐR1 Có kiến thức cơ bản về Toán học và khoa học cơ bản đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức ngành và chuyên ngành được đào tạo. 1.1,2.1,2.3 3 MT3
CĐR2 Nắm vững và vận dụng được kiến thức về cơ sở ngành như cơ học lý thuyết, cơ học kết cấu, sức bền vật liệu, cơ học đất, nền móng công trình, địa chất công trình, trắc địa công trình, thủy lực thủy văn công trình, quản lý dự án xây dựng công trình; Có kiến thức liên ngành như tin học ứng dụng trong xây dựng, quản lý xây dựng, máy xây dựng, vật liệu xây dựng.  1.2 3 MT3
CĐR3 Phân tích, đánh giá được các kiến thức chuyên môn ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, thiết kế và thi công các công trình cảng-đường thủy và thềm lục địa, các công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy… 1.3 5 MT1,2,3,4
CĐR4 Có khả năng phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã tích lũy để nhận biết, đánh giá và đề ra các giải pháp thích hợp cho các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực được đào tạo. 2.1 4 MT3,4
CĐR5 Đề xuất các giải pháp công trình và giải quyết những vấn đề kỹ thuật nảy sinh trong công tác lập quy hoạch, thiết kế, thi công công trình thủy. 2.2, 2.3 3 MT4
CĐR6 Có ý thức trách nhiệm công dân, tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Có lòng tự trọng nghề nghiệp và ý thức tự chịu trách nhiệm với các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp. Tự đánh giá được năng lực bản thân, có ý thức phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và học tập để năng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp. Có khả năng học tập tiếp tục ở trình độ cao hơn ở cả trong và ngoài nước. Có tác phong làm việc công nghiệp, năng động, hợp tác thân thiện với đồng nghiệp và các đối tác, phục vụ lợi ích chung cho cộng đồng.

Có khả năng tìm kiếm, cập nhật, khai thác, xử lý các thông tin về những tiến bộ khoa học chuyên ngành và liên ngành. 

2.4,2.5 3 MT5,6
CĐR7 Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn công trình thủy. 3.1 4 MT1,2,3, 6
CĐR8 Có kỹ năng thuyết trình, tổ chức thuyết trình và lấy ý kiến cộng đồng; có kỹ năng lựa chọn và sử dụng các hình thức giao tiếp hiệu quả, phù hợp với mục tiêu, nội dung, hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp; có khả năng trình bày các văn bản phổ thông và khoa học. 3.2 3 MT6
CĐR9 Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có kiến thức cơ bản về ngoại ngữ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng ngoại ngữ. 3.3 3 MT3,6
CĐR10 Hiểu biết và vận dụng được kiến thức về Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có hiểu biết về Pháp luật Việt Nam; Hiểu biết về An ninh Quốc phòng;

Có khả năng đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội, hoàn cảnh và môi trường làm việc để kịp thời đề ra các ý tưởng, biện pháp thích ứng, điều chỉnh và cải tiến kế hoạch nhằm đạt mục tiêu công việc. 

Có khả năng nhận biết, phân tích văn hóa, chiến lược phát triển của đơn vị, mục tiêu kế hoạch của đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo, tổ chức được các hoạt động xã hội đa dạng cho đồng nghiệp.

4.1,4.2 3, 3 MT3,6
CĐR11 Có kỹ năng phân tích thiết kế quy hoạch cảng, xác định chức năng, nguyên lý, kiến trúc và quản lý dự án công trình thủy. 4.3 4 MT2
CĐR12 Có kỹ năng thiết kế, thi công, giám sát các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình cảng-đường thủy và thềm lục địa và công trình giao thông khác. Có kỹ năng tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy. Vận dụng, đánh giá, sáng tạo các kiến thức chuyên ngành trong ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy vào quá trình phân tích tình hình thực tế. 4.4, 4.5 5 MT1,2
CĐR13 Có kỹ năng quản lý khai thác, bảo trì các công trình trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy. 4.6 2 MT1
  1. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhận Bằng kỹ sư ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, có thể làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực: 

+ Các công ty tư vấn thiết kế xây dựng, Công ty xây dựng công trình, Ban quản lý dự án lĩnh vực cảng – đường thủy – thềm lục địa;

+ Các công ty quản lý và khai thác cảng, các nhà máy, khu công nghiệp có bến cảng hoạt động.

+ Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, quản lý khoa học và công nghệ về xây dựng công trình ở trung ương và địa phương.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước (Các Bộ: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Quốc Phòng, Bộ Khoa học và Công Nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính; Các Sở; Các Phòng trực thuộc Sở, Quận, …) về lĩnh vực: xây dựng, giao thông, thủy lợi, dầu khí, công – nông – lâm nghiệp, kế hoạch và đầu tư; công trình biển và dầu khí; nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, điện gió, du lịch và các ngành kinh tế khác có liên quan đến xây dựng.

+ Các đơn vị kiểm toán, ngân hàng, tập đoàn viễn thông và các đơn vị, công ty khác có hoạt động liên quan đến đầu tư, kiểm toán các công trình xây dựng.

+ Các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh nước ngoài có hoạt động liên quan đến xây dựng, đầu tư, kiểm toán các công trình xây dựng.

+ Các cơ sở nghiên cứu, các Viện nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, trung học, các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật cảng – đường thủy và thềm lục địa hoặc các lĩnh vực khác như công trình giao thông, cầu, đường, xây dựng dân dụng, quy hoạch, kiến trúc cơ sở hạ tầng, vật liệu xây dựng, môi trường, kinh tế xây dựng,…

  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Các kỹ sư ra trường có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc sau đại học trong ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, ngành kỹ thuật công trình giao thông, công trình biển hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành Xây dựng ở trong và ngoài nước.

  1. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

– Chương trình đào tạo B.Tech – Civil Engineering, SRM University, India; 

– Chương trình đào tạo B.S  Degree in Ocean engineering, Texas A&M University, USA; – Chương trình đào tạo B.S  Degree in Civil Engineering, Trinity College Dublin, Ireland;

– Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Thủy của Trường đại học Hàng Hải, Trường đại học Xây dựng, Trường địa học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi có đam mê rất lớn trong ngành công nghệ thông tin và mong muốn được chia sẻ kiến thức của mình đến thật nhiều người

Gửi đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.