Mô tả học phần – Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – K62

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO/BẬC CỬ NHÂN
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

 

TT TÊN HỌC PHẦN Mà SỐ TC Mô tả học phần
  HỌC KỲ 1    
1 Triết học PS0.001.3 3
2 Giải tích 1 BS0.001.2 2 – Hiểu và vận dụng lý thuyết giải tích vi tích phân của hàm một biến.

– Hiểu lý thuyết dãy và chuỗi vô hạn, bao gồm cả các dãy và chuỗi liên quan đến hàm một biến.

– Thực hành giải phương trình vi phân thường, hiểu và tổng hợp lý thuyết nhập môn về phương trình vi phân đạo hàm riêng và chuỗi Fourier.

3 Vật lý  BS0.201.3 3 – Hiểu và vận dụng được các định luật cơ bản của chuyển động, nhiệt học, điện học để áp dụng cho ngành Xây dựng.
4 Nhập môn ngành CE0.001.3 3 – Hiểu được vai trò, chức năng, cơ cấu, hệ thống vận hành, quản lý của ngành.

– Nắm được đặc điểm các công việc chuyên môn, vị trí việc làm của ngành.

– Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đối với ngành xây dựng

– Hiểu và áp dụng được các kỹ năng cần thiết của các ngành kỹ thuật nói chung và kỹ thuật xây dựng nói riêng

5 Đại số tuyến tính BS0.101.3 3 – Hiểu các khái niệm cơ bản trong đại số tuyến tính, vận dụng để tính toán ma trận và định thức.

– Hiểu và vận dụng kiến thức về không gian vec-tơ, tích trực tiếp giữa các không gian.

– Hiểu và vận dụng để giải được bài toán trị riêng, vec-tơ riêng, ma trận trực giao, ma trận đối xứng.

6 Cơ học cơ sở BS0.301.2 2 – Hiểu và vận dụng được các khái niệm về vec-tơ, hệ lực.

– Giải quyết được các bài toán ứng dụng của cân bằng trong kỹ thuật, bài toán có lực ma sát, lực phân bố; bài toán tìm trọng tâm và tính mô-men quán tính của các hình.

– Nắm vững các lý thuyết động lực học và động học trong không gian hai chiều và ba chiều, và vận dụng để giải các bài toán kỹ thuật

7 Giáo dục thể chất F1 PE0.001.1 1
  Cộng   17
  HỌC KỲ 2    
8 Kinh tế chính trị PS0.002.2 2
9 Giáo dục QP-AN F1 DE0.001.3 3
10 Giáo dục QP-AN F2 DE0.002.2 2
11 Giáo dục QP-AN F3 DE0.003.1 1
12 Giáo dục QP-AN F4 DE0.004.2 2
13 Chủ nghĩa xã hội khoa học PS0.003.2 2
14 Sức bền vật liệu F1 CE0.101.3 3 Học phần này cung cấp những khái niệm cơ bản, giả thiết và phương pháp nghiên cứu tính toán kết cấu thanh về ba mặt độ bền, độ cứng và độ ổn định. Nghiên cứu trạng thái ứng suất, biến dạng, quan hệ ứng suất biến dạng. Các đặc trưng hình học (trọng tâm, mô men tĩnh, mô men quán tính…) của hình phẳng. Các đặc trưng cơ học của vật liệu. Tính toán nội lực, ứng suất, biến dạng, độ bền, độ cứng của thanh chịu kéo nén đúng tâm, xoắn thuần tuý, uốn phẳng. Người học được trải  nghiệm thực hành tính toán một kết cấu dầm chịu uốn phẳng về cường độ và độ cứng. Cùng với tính toán lý thuyết, người học được thực hành thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ học của vật liệu bằng thí nghiệm kéo nén đúng tâm, xác định ứng suất, biến dạng, chuyển vị của dầm chịu uốn, thanh chịu xoắn.
15 Giải tích 2 BS0.002.2 2 – Có khả năng nhận biết khái niệm hàm nhiều biến, đạo hàm riêng, vi phân toàn phần

– Vận dụng kiến thức về đạo hàm riêng, hàm nhiều biến, giải phương trình vi phân để giải quyết các bài toán kỹ thuật

16 Giáo dục thể chất F2 PE0.002.1 1
  Cộng   18
  HỌC KỲ 3    
17 Vẽ kỹ thuật F1 BS0.501.2 2 – Hiểu các kiến thức hình họa về phương pháp hai hình chiếu vuông góc để biểu diễn các đối tượng trong ngành kỹ thuật xây dựng
18 Hóa học ứng dụng BS0.401.2 2 – Hiểu và nắm vững lý thuyết về cấu tạo vật chất (cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, cấu tạo phân tử, và các trạng thái tập hợp của vật chất); và quá trình hóa học (nhiệt động học quá trình hóa học, cân bằng hóa học, dung dịch, dung dịch điện ly, động lực học phản ứng hóa học, điện hóa học).

– Vận dụng được để giải thích và xử lý các vấn đề liên quan chế tạo và thi công vật liệu xây dựng.

19 Vật liệu xây dựng CA0.201.3 3 – Hiểu các khái niệm cơ bản về các tính chất chung của các loại vật liệu xây dựng.

– Hiểu các kiến thức về thành phần, cấu trúc, tính chất, phương pháp thiết kế, các giải pháp công nghệ của các vật liệu chủ yếu dùng cho ngành xây dựng như: vật liệu xây dựng đá tự nhiên, xi măng, bê tông xi măng, bi tum, bê tông asphalt, polime, sơn, vật liệu kim loại và các vật liệu khác.

– Vận dụng được các lý thuyết để tính toán thành phần và kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng.

 – Vận dụng được các lý thuyết tính toán, thực nghiệm để lựa chọn và sử dụng vật liệu xây dựng thích hợp và hiệu quả.

20 Tư tưởng Hồ Chí Minh PS0.005.2 2
21 Xác suất và thống kê BS0.103.2 2 – Hiểu và vận dụng lý thuyết cơ bản về xác suất và thống kê với các ứng dụng thực tế cho các vấn đề trong kỹ thuật xây dựng, trong đó bao gồm: biến ngẫu nhiên, kỳ vọng toán học, các phân bố xác suất rời rạc và liên tục, phân bố mẫu, ước lượng điểm và khoảng, thử nghiệm giả thuyết

– Thực hành làm các phân tích về độ tin cậy và rủi ro, các phân tích về ước lượng và hồi quy, và thiết kế thực nghiệm

22 Cơ học kết cấu TC0.001.3 3 – Nắm vững quy tắc và phân tích được cấu tạo hình học của kết cấu phẳng.

– Tính toán và phân tích được nội lực và chuyển vị trong kết cấu phẳng tĩnh định chịu tải trọng bất động. 

– Tính toán và phân tích được nội lực và chuyển vị trong kết cấu phẳng siêu tĩnh, chịu tải trọng bất động bằng phương pháp lực.

23 Địa chất công trình ứng dụng CE0.301.2 2 Cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên về nguồn gốc các loại đá, các loại đất; phân loại đất, đá và các tính chất xây dựng của chúng; đất đặc biệt trong xây dựng công trình; khả năng sử dụng đất đá làm nền, môi trường bố trí công trình xây dựng và vật liệu xây dựng; nguồn gốc, tính chất và ảnh hưởng của nước dưới đất đến xây dựng; các hiện tượng và tai biến địa chất liên quan đến xây dựng công trình;

Khảo sát địa chất công trình cho xây dựng; Biến đổi môi trường địa chất dưới tác động của xây dựng; địa chất công trình ứng dụng trong xây dựng công trình giao thông (nền đường đắp trên đất yếu, sụt trượt bờ dốc nền đường đào và đắp, ổn định khối đất đá xung quanh hầm). Bài tập lớn giúp sinh viên hiểu và vận dụng được lý thuyết vào việc phân tích và tính toán một số nội dung chính môn học. Ngoài ra, sinh viên được thực hành môn học tại trường hoặc ở khu vực Hà Nội về công tác thí nghiệm hiện trường, khảo sát địa chất công trình và phân tích số liệu thí nghiệm phục vụ cho tính toán nền móng…

24 Giáo dục thể chất F3 PE0.003.1 1
  Cộng   17
    HỌC KỲ 4    
25 Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam PS0.004.2 2
26 Thực tập xưởng CE0.002.2 2 -Có kỹ năng thực hành một số công việc cơ bản trong xây dựng: hàn, làm thép, bê tông
27 Phân tích kết cấu CE0.202.2 2 Các kết cấu trong thực tế thường là hệ siêu tĩnh-siêu động. Học phần trình bày cách phân tích, tính toán nội lực và chuyển vị của loại kết cấu này. Hai phương pháp chính được giới thiệu là phương pháp lực và phương pháp chuyển vị, trong đó phương pháp chuyển vị là cơ sở để phát triển phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng trong các phần mềm tính toán kết cấu hiện nay. Cách tính kết cấu tĩnh định chịu tác dụng của tải trọng di động bằng phương pháp đường ảnh hưởng cũng được giới thiệu, từ đó vẽ được biểu đồ bao nội lực của kết cấu
28 Cơ học đất CE0.302.3 3 Môn cơ học đất hướng tới cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các đặc trưng cơ học của đất, đặc tính xây dựng của một vài loại đất đặc biệt, phương pháp xác định chúng trong phòng; ứng xử của khối đất dưới tác dụng tải trọng xây dựng, thái ứng suất và sự phân bố ứng suất trong đất; tính toán dự báo độ lún và khả năng chịu tải của nền đất; phân tích ổn định bờ dốc đất; xác định áp lực của khối đất lên tường chắn và thiết kế ổn định các kết cấu.

Bài tập giúp sinh viên hiểu và vận dụng được lý thuyết vào việc phân tích và tính toán liên quan. Ngoài ra, sinh viên được hướng dẫn và thực hiện các bài thí nghiệm trong phòng của bộ môn Địa kỹ thuật bao gồm thí nghiệm xác định chỉ tiêu vật lý (độ ẩm, giới hạn chảy, giới hạn dẻo, tỷ trọng) và thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ học (thí nghiệm nén 1 trục, thí nghiệm cắt trực tiếp).

29 Vẽ kỹ thuật F2 BS0.502.3 3 – Nắm vững các phương pháp biểu diễn đặc thù dùng trong ngành kỹ thuật xây dựng

– Thực hành các kiến thức về xây dựng bản vẽ kỹ thuật theo đúng TCVN thông qua hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng

30 Cơ học chất lỏng CE0.501.3 3 Là học phần cơ sở ngành được tích hợp trong chương trình đào tạo bậc cử nhân và kỹ sư khối ngành Kỹ thuật xây dựng công trình liên quan đến/chịu tác động của dòng chảy. Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết thủy lực cơ sở về thủy tĩnh; động lực học chất lỏng; dòng chảy có áp trong đường ống; dòng chảy không áp trong lòng dẫn; dòng chảy qua công trình thủy lực (lỗ, vòi, siphon, cống, đập tràn, đường tràn, đường tràn liên hợp); nối tiếp và tiêu năng (bậc nước, dốc nước, bể tiêu năng, mố tiêu năng), .. để vận dụng vào giải quyết các vấn đề về thủy lực công trình trong giao thông, xây dựng, thủy lợi, cấp thoát nước, cơ khí, tự động thủy khí, hàng không, địa chất – dầu khí, môi trường. Các thí nghiệm về thủy lực cơ sở và thủy lực công trình được quan sát và thực hành tại phòng thí nghiệm cho phép người học hiểu được bản chất về lý thuyết để vận dụng giải quyết các bài toán trong kỹ thuật.
31 Kết cấu bê tông  TC0.002.3 3 Nắm được khái niệm/bản chất về kết cấu bê tông. 

Hiểu và nắm vững được cấu tạo cốt thép, triển khai cốt thép cho các cấu kiện cơ bản bằng bê tông cốt thép.

Thiết kế được các cấu kiện cơ bản bằng bê tông và bê tông cốt thép thoả mãn các yêu cầu của các trạng thái giới hạn cường độ và sử dụng.

32 Đồ án KC bê tông CE0.204.1 1 ĐA giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để thực hành việc tính toán cho bài toán tổng hợp.
33 Giáo dục thể chất F4 PE0.004.1 1
  Cộng   20
    HỌC KỲ 5    
34 Tiếng Anh B1 BS0.601.4 4
Tiếng Pháp B1 BS0.701.4
Tiếng Nga B1 BS0.801.4
35 Trắc địa CE0.401.3 3 Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về trắc địa, và vai nhiệm vụ của công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Sau khi học xong, sinh viên biết sử dụng thành thạo các thiết bị đo đạc thông dụng trong trắc địa (máy kinh vĩ, máy toàn đạc điện tử, máy thủy bình), có hiểu biết về nội dung công việc trong các công tác đo đạc thành lập bản đồ địa hình, mặt cắt, bố trí công trình.
36 Kết cấu thép TC0.003.2 2 – Nắm được khái niệm/bản chất về kết cấu thép.  

– Hiểu và nắm vững sự làm việc của liên kết trong kết cấu thép như liên kết bu lông, liên kết hàn.

– Thiết kế được liên kết, cấu kiện thép cơ bản chịu uốn, chịu cắt, chịu kéo – nén đúng tâm, chịu kéo – nén lệch tâm.

37 Đồ án KC thép CE0.206.1 1 ĐA giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để thực hành việc tính toán cho bài toán tổng hợp.
38 Nền móng CE0.303.2 2 Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các loại nền và móng chủ yếu trong ngành xây dựng Cầu đường (móng nông, móng cọc và móng cọc đường kính lớn); được giới thiệu chi tiết về cấu tạo các bộ phận của móng, ý nghĩa và mục đích sử dụng của các loại móng; cách tính toán và thiết kế móng cho mố, trụ cầu theo các tiêu chuẩn hiện hành như (ví dụ TCVN 11823 – 2017 …); sinh viên cũng được giới thiệu về các biện pháp thi công cơ bản của các loại móng; được giới thiệu và trang bị kiến thức cơ bản về các biện pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu thường gặp như bấc thấm, cọc cát, cọc đất xi măng.
39 Đồ án nền móng CE0.304.1 1 ĐA Nền và móng giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học để thực hành việc tính toán cho bài toán tổng hợp. Hiểu tính toán, thiết kế cơ bản được cho một kết cấu móng cọc, biết lựa chọn kích thước móng, kích thước cọc, tính toán sức chịu tải của cọc, kiểm toán sức chịu tải, độ lún và bố trí cốt thép trong cọc, đài cọc theo tiêu chuẩn hiện hành. Biết những kỹ năng cơ bản việc tính toán nội lực tác dụng vào cọc, sức chịu tải … bằng các phần mềm chuyên ngành (ví dụ FB-pier). Ngoài ra sinh viên hiểu việc lựa chọn cấu tạo của kết cấu móng công trình cụ thể ở giai đoạn thiết kế chi tiết.
40 Thủy văn công trình CE0.502.2 2 Là học phần cơ sở ngành được tích hợp trong chương trình đào tạo bậc cử nhân và kỹ sư khối ngành kỹ thuật xây dựng công trình liên quan đến nguồn nước, mưa và quá trình hình thành dòng chảy. Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết và thực tế về khảo sát đo đạc thủy văn phục vụ thiết kế và phân tích tính toán thủy lực các công trình cầu, cống thoát nước, cao độ nền đường, hồ chứa, đập thủy điện, công trình cửa sông ven biển … Các nội dung cơ bản được giới thiệu sau khi kết thúc khóa học bao gồm: yếu tố khí tượng – thủy văn (mưa, bốc hơi, mực nước, lưu tốc, lưu hướng, lưu lượng); quá trình thủy văn mưa – dòng chảy; thống kê thủy văn; phân tích thủy văn; tính toán lựa chọn khẩu độ cầu; nước dâng trước cầu; xói lở tại công trình cầu; cống ngang thoát nước trên đường ô tô; đường tràn/đường tràn liên hợp; đê sông; đê biển; gia cố ở hạ lưu công trình thoát nước nhỏ … để vận dụng vào giải quyết các vấn đề về thủy văn công trình trong giao thông, xây dựng, thủy lợi, cấp thoát nước.
41 Máy xây dựng ME0.701.2 2 -Nhận biết và nắm vững các tính năng, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị, máy móc cơ bản dùng trong ngành xây dựng.
42 Tin học xây dựng CE0.601.2 2 Cung cấp các kiến thức cơ bản về tin học, BIM căn bản, hệ thống dữ liệu, ngôn ngữ lập trình áp dụng trong xây dựng công trình.
  Cộng   19
    HỌC KỲ 6    
43 Công trình hạ tầng giao thông CE1.101.2 2 – Tổng quan về các công trình kỹ thuật hạ tầng ngầm giao thông đô thị. 

– Hệ thống cấp nước đô thị

– Hệ thống và sơ đồ thoát nước đô thị. Tổng quan thiết kế hệ thống thoát nước đô thị. 

– Kiến thức chung về kỹ thuật chiếu sáng. Hệ thống chiếu sáng các công trình giao thông.

– Hệ thống cây xanh trên đường giao thông, Quản lý hệ thống cây xanh đường giao thông.

44 Thực tập trắc địa CE0.402.1 1 Học phần này cung cấp cho sinh viên có kỹ năng đo đạc thành thạo, biết cách tổ chức nhóm thực tập, triển khai các công tác trắc địa trong giai đoạn khảo sát – thiết kế, thi công các công trình. Sau khi học xong, sinh viên biết cách thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ thành lập bản đồ địa hình và mặt cắt, biết cách bố trí, định vị công trình trên thực địa.
45 Cơ sở công trình cầu và hầm CE1.301.2 2 Học phần “Cơ Sở Công Trình Cầu Hầm” cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các công trình cầu, hầm bao gồm các kích thước, thông số cơ bản của một công trình cầu, hầm thông thường; các bộ phận của các công trình cầu hầm; đặc điểm cấu tạo chung; các giai đoạn thiết kế, các căn cứ cơ bản thiết kế và triết lý thiết kế các công trình cầu và hầm. Sau khi kết thúc học phần sinh viên cần hiểu rõ các bộ phận của một công trình cầu, hầm và trình tự thiết kế chúng đồng thời có nhận thức sâu hơn về ngành/chuyên ngành đang theo học, về kiến thức Cơ sở công trình cầu hầm và mối liên hệ với các môn học trong ngành/chuyên ngành, từ đó có nền tảng kiến thức cho việc học tập các môn học học chuyên sâu về cầu và hầm.
46 Nguyên lý thiết kế cầu và hầm CE1.302.2 2 Học phần Nguyên lý thiết kế Cầu và Hầm cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cơ bản về nguyên tắc thiết kế cấu tạo, nguyên lý tính toán thiết kế công trình cầu và hầm bao gồm:

Kiến thức về thiết kế cấu tạo tổng thể và các bộ phận công trình cầu; xác định các kích thước cơ bản của công trình cầu nhịp giản đơn. Nguyên lý đánh giá phân tích kết cấu và phương pháp tính toán thiết kế, kiểm tra các bộ phận chính của công trình cầu;

Nguyên tắc thiết kế cấu tạo và lựa chọn các kích thước cơ bản, nguyên lý phân tích tính toán công trình hầm giao thông;

Sau khi kết thúc môn học, sinh viên có kỹ năng: phân tích và giải quyết các vấn đề về thiết kế, thể hiện các nội dung tính toán và cấu tạo trên thuyết minh, bản tính và bản vẽ của hồ sơ thiết kế cầu, hầm; xác định được các bước thiết kế, vận dụng các nguyên lý thiết kế công trình cầu và hầm đáp ứng yêu cầu bền vững, an toàn, thẩm mỹ, khai thác và các tính năng thiết kế khác.

47 Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô CE1.201.2 2 Cung cấp cho sinh viên các khái niệm và làm rõ bản chất của các yếu tố hình học của đường ô tô như bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, nút giao thông đồng thời cách tính toán, lựa chọn, đánh giá và phối hợp các yếu tố này khi thiết kế tuyến đường ô tô.
48 Cơ sở thiết kế nền mặt đường ô tô CE1.202.2 2 Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về khái niệm, cấu tạo và phương pháp tính toán cường độ và độ ổn định của nền – mặt đường ô tô.
49 Cơ sở thiết kế đường sắt CE1.401.3 3 • Thiết kế hình học tuyến đường sắt

+ Chuyển động của đoàn tàu đường sắt

+ Nguyên tắc thiết kế bình đồ, trắc dọc tuyến đường sắt

+ Định tuyến đường sắt

• Thiết kế kết cấu đường sắt:

+ Cấu tạo và thiết kế kết cấu tầng trên đường sắt

+ Thiết kế kết cấu nền đường sắt

50 a-Tiếng Anh chuyên ngành CE0.701.3 3 – Đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên môn 

– Có khả năng trình bày, giới thiệu bằng tiếng Anh những vấn đề cơ bản về chuyên môn ngành

b-Tiếng Pháp chuyên ngành CE0.702.3
c-Tiếng Nga chuyên ngành CE0.703.3
  Cộng   17
    HỌC KỲ 7    
51 a-Tin học chuyên ngành CE1.001.2 2 Sau khi học xong học phần, sinh viên thu nhận được những kiến thức tổng quan về các phần mềm tin học, khai thác dữ liệu, chuyển đổi số ứng dụng trong công tác khảo sát, thiết kế và mô phỏng công trình giao thông. Đồng thời, học phần cũng cung cấp những kiến thức về ứng dụng của một số phần mềm đang được sử dụng rộng rãi hiện nay trong các công tác thiết kế, xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam.
b-Mô hình thông tin xây dựng (BIM) CE1.002.2 – Nắm được các kiến thức chung về khái niệm, quy trình, ưu nhược điểm và các cấp độ ứng dụng của công nghệ BIM trong thiết kế, thi công và quản lý công trình xây dựng. 

– Hiểu và vận dụng được quy trình BIM cho quá trình thiết kế, thi công và quản lý công trình xây dựng. Biết sử dụng công cụ phần mềm hỗ trợ BIM cho dự án thiết kế và thi công công trình xây dựng

52 Thí nghiệm chuyên môn CE1.003.2 2 Sinh viên được hiểu và thực hành các thí nghiệm chuyên môn phục vụ cho đánh giá đặc tính của vật liệu và ứng xử kết cấu.
53 Cơ sở thi công nền mặt đường ô tô CE1.203.2 2 Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về phương pháp thi công, quá trình công nghệ thi công nền đường; nguyên lý sử dụng vật liệu làm mặt đường, trình tự thi công các lớp kết cấu mặt đường và móng đường; nguyên tắc cơ bản lựa chọn máy và nhân lực trong thi công.
54 Công nghệ thi công Cầu và Hầm CE1.303.2 2 Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết và thực tế về những công tác xây dựng và công nghệ xây dựng phổ biến được ứng dụng trong thi công cầu, hầm; những công trình phụ trợ cần thiết sử dụng trong thi công cầu; những biện pháp thi công các loại móng cầu; những biện pháp thi công mố, trụ và kết cấu nhịp của loại cầu dầm thép và BTCT nhịp giản đơn; về tổ chức thi công các hạng mục công trình cầu và tổ chức công trường xây dựng cầu; các kiến thức, các nội dung cơ bản liên quan đến trình tự, các bước tính toán và thi công hầm.
55 Cơ sở xây dựng và bảo trì đường sắt CE1.402.2 2 • Phần xây dựng:

+ Tính toán khối lượng xây dựng: nền đường, kết cấu tầng trên đường sắt và các công trình trên tuyến.

+ Xây dựng nền đường sắt

+ Xây dựng kết cấu tầng trên đường sắt

• Phần bảo trì:

+ Duy tu đường sắt có mối nối

+ Bảo dưỡng đường cong

56 Quy hoạch và thiết kế sân bay – cảng hàng không CE1.501.3 3 Quy hoạch và thiết kế sân bay-cảng hàng không là học phần chuyên ngành được tích hợp trong chương trình đào tạo bậc cử nhân và kỹ sư khối ngành kỹ thuật xây dựng công trình liên quan đến công tác quy hoạch, thiết kế sân bay-cảng hàng không. Học phần cung cấp cho người học kiến thức lý thuyết và thực tế về các công trình cơ bản của một sân bay-cảng hàng không, các yêu cầu, nguyên lý, phương pháp tính toán cơ bản sử dụng trong công tác quy hoạch, thiết kế sân bay-cảng hàng không. Các nội dung cơ bản được trang bị trong môn học bao gồm: Phần 1: Quy hoạch sân bay-cảng hàng không: Các đặc điểm vận hành tàu bay và cấp hạng sân bay cảng hàng không; Các sơ đồ và nguyên tắc bố trí cảng hàng không; Quy hoạch hệ thống sân đường sân bay cảng hàng không; Phần 2: Thiết kế hệ thống sân đường sân bay-cảng hàng không: Thiết kế các yếu tố hình học của sân bay; Thiết kế hệ thống mặt đường sân bay; Thiết kế thoát nước sân bay; Phần 3: Thiết kế hệ thống tín hiệu sân bay-cảng hàng không: An toàn giao thông trên hệ thống sân đường sân bay; Thiết kế bố trí hệ thống tín hiệu sân bay; Phần 4: Thiết kế các công trình phụ trợ: Hệ thống giao thông nội bộ sân bay-cảng hàng không; Các công trình đầu mối giao thông tại sân bay-cảng hàng không. Đây là những nội dung cơ bản được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế một sân bay-cảng hàng không trong thực tế.
57 Thực tập kỹ thuật CE1.601.1 1 Sinh viên sẽ được tham gia vào các công trường xây dựng, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ quan xí nghiệp CTGT hoặc các công trình đang thi công để tìm hiểu về mô hình sản xuất vật liệu xây dựng, quá trình hoạt động của các xí nghiệp, công ty trong thực tế, quá trình thi công các công trình. Cuối đợt thực tập sinh viên sẽ phải báo cáo kết quả thực tập của mình trước hội đồng.
58 a-Kinh tế xây dựng CM0.201.2 2 – Nhận biết được các kiến thức cần thiết về kinh tế, dự án, quản lý chi phí và tiến bộ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực xây dựng trong bối cảnh môi trường, kinh tế và xã hội.

– Giải quyết được bài toán lựa chọn phương án đầu tư xây dựng trên cơ sở những yêu cầu, ràng buộc cho trước đã được mô hình hóa.

b-Lập dự án đầu tư xây dựng công trình CM2.101.2 Nội dung môn này cung cấp các kiến thức và kỹ năng về đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và đo bóc khối lượng
59 a-Chuyên đề Cầu và hầm CE1.304.3 3 Nhận biết được những ứng dụng của vật liệu mới, kết cấu mới, giải pháp công nghệ mới, xu hướng phát triển của các hướng chuyên ngành
b-Chuyên đề Đường CE1.204.3
c-Chuyên đề Đường sắt CE1.403.3
  Cộng   19
    HỌC KỲ 8    
60 Thực tập tốt nghiệp CE1.901.3 3 Giúp cho sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vận dụng vào các công tác thực tế như: Khảo sát thiết kế, trình tự các bước lập hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công một công trình cụ thể, trình tự các bước kiểm tra, giám sát chất lượng và đánh giá kết quả thí nghiệm, đo đạc, nghiệm thu, bàn giao tại công trường xây dựng CTGT.
61 Đồ án tốt nghiệp CE1.902.10 10 – Hiểu được cấu tạo, các giải pháp thiết kế công trình GT,

– Hiểu được các nguyên tắc và các bước thiết kế công trình GT

– Hiểu được bố trí công trường và các bước thi công các hạng mục chính của công trình GT

– Vận dụng lý thuyết tính toán để xây dựng các phương án thiết kế sơ bộ và lựa chọn một phương án thiết kế kỹ thuật

– Vận dụng lý thuyết tính toán để tính khối lượng và giá thành các hạng mục công trình GT

– Vân dụng lý thuyết tính toán và kỹ năng để thực hiện thiết kế kỹ thuật công trình GT

  Cộng   13
  Tổng số tín chỉ   140

 

Tôi có đam mê rất lớn trong ngành công nghệ thông tin và mong muốn được chia sẻ kiến thức của mình đến thật nhiều người

Gửi đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.