Back

Tên tiếng Việt: Bộ môn Cầu Hầm

Tên tiếng Anh: Department of Bridge and Underground Infrastructures.

Thành lập: Năm 1962

Trưởng bộ môn: PGS.TS. Bùi Tiến Thành

Phó Trưởng bộ môn : PGS.TS. Trần Thế Truyền

Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Cầu Hầm, Phòng 305 nhà A6, Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 phố Cầu Giấy, Phường Láng Thượng,Quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội.

Website:         http://bte.edu.utc.vn\

Facebook: https://www.facebook.com/bteutc

Tel:                 024.3766.8029

 

Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Cầu – Hầm được thành lập năm 1962 ngay sau khi thành lập trường Đại học Giao thông vận tải. Các chuyên ngành xây dựng Cầu, Đường Hầm đã là thương hiệu truyền thống hơn 50 năm của Trường. Sau khi ra tốt nghiệp ra trường sinh viên có nhiều cơ hội làm việc thuận lợi và học tập tiếp lên trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ. Rất nhiều cựu sinh viên ngành Cầu, Đường Hầm đã thành đạt và đang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong và ngoài ngành Giao thông vận tải. Bộ môn Cầu - Hầm được thành lập từ năm 1962 tính đến nay đã trải qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Hiện tại bộ môn có một đội ngũ cán bộ giảng dạy đông đảo và có chất lượng cao được đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm   31 người  (1 GS.TS;  9 PGS. TS.; 8 TS; 12 Ths; 1 KS)

1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

STT Họ và tên Học hàm/Học vị Ghi chú
1 Bùi Tiến Thành PGS.TS Trưởng BM
2 Trần Thế Truyền PGS.TS Phó Trưởng BM
3 Vũ Thị Bích Huệ Ths Thư ký
4 Trần Đức Nhiệm GS.TS
5 Nguyễn Ngọc Long PGS.TS Hiệu Trưởng Nhà Trường
6 Nguyễn Duy Tiến PGS.TS
7 Nguyễn Văn Hậu TS
8 Nguyễn Thị Cẩm Nhung TS
9 Nguyễn Mạnh Hải KS
10 Đỗ Anh Tú PGS.TS
11 Nguyễn Xuân Lam Ths
12 Nguyễn Thạch Bích Ths
13 Nguyễn Đắc Đức TS
14 Nguyễn Hữu Thuấn PGS.TS
15 Hồ Xuân Nam PGS.TS
16 Nguyễn Văn Vĩnh TS
17 Nguyễn Đức Dũng Ths
18 Ngô Văn Minh PGS.TS
19 Trần Anh Tuấn TS
20 Hoàng Việt Hải TS
21 Chu Văn An Ths
22 Lê Hà Linh Ths
23 Thẩm Quốc Thắng Ths
24 Nguyễn Tuấn Bình Ths
25 Lê Bá Anh TS
26 Bùi Thanh Tùng Ths
27 Trần Ngọc Hòa Ths
28 Vũ Bá Thành TS
29 Hồ Xuân Tú TS
30 Nguyễn Ngọc Lân Ths

Thành viên bộ môn qua các thời kỳ

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Đào tạo trình độ Đại học các chuyên ngành Cầu Hầm, Cầu Đường Bộ, Cầu Đường Sắt, Đường Hầm- Metro và trình độ sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuyên ngành Cầu Hầm với chất lượng cao, trình độ hiểu biết chuyên môn sâu rộng, có uy tín trong nước và có thể hòa nhập tốt với hệ thống các trường kỹ thuật khác.

Thời gian đào tạo Đại học hệ chính quy là 4,5 năm bao gồm 4 năm học các kiến thức cơ bản, cơ sở ngành, chuyên ngành và 1 kỳ thực tập, thiết kế Đồ án tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo sau đại học đã được bộ môn thực hiện từ năm 1981 (đối với hệ đào tạo Tiến sĩ) và năm 1992 (đối với hệ đào tạo Thạc sĩ) về chuyên ngành Cầu Hầm, hiện vẫn đang là một trong những địa chỉ tin cậy cho các kĩ sư muốn nâng cao trình độ và sự hiểu biết sâu rộng hơn nữa về kiến thức chuyên môn.

 

Đến nay Bộ môn đã đào tạo được 20 Tiến sỹ kỹ thuật; 22 khoá Thạc sỹ với số lượng từ 40 đến 90 học viên cao học tốt nghiệp hàng năm. Đặc biệt Bộ môn đã đào tạo cho CHDCND Lào nhiều Tiến sỹ và Thạc sỹ từ năm 2003 tới nay.

     2.1) Xây dựng Cầu Hầm

Sinh viên được cung cấp các kiến thức theo chương trình chung của ngành KTXDCTGT, ngoài ra còn được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực: lập dự án, thiết kế kết cấu, kỹ thuật công nghệ và tổ chức thi công, khai thác bảo trì, khôi phục và tăng cường các công trình cầu,hầm.

Sinh viên sau khi ra trường sẽ được trang bị những kiến thức về cơ học, kỹ năng tính toán và phân tích kết cấu phục vụ cho nhiệm vụ thiết kế cầu-hầm, về kỹ thuật xây dựng truyền thống và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thi công cầu, hầm.

 2.2) Xây dựng Cầu Đường Bộ

Sinh viên theo học chuyên ngành xây dựng Cầu Đường Bộ được trang bị đồng thời các kiến thức chuyên sâu vè lập dự án, thiết kế giải pháp kết cấu, công nghệ và tổ chức thi công cho cả công trình cầu và đường bộ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với vai trò là kỹ sư thiết kế, tư vấn, chỉ đạo thi cộng tại các công ty xây dựng và tổ chức quản lý các công trình giao thông.

    2.3) Xây dựng Cầu Đường Sắt

Các môn học thuộc chuyên ngành này phục vụ cho việc hướng dẫn lập dự án, thiết kế kết cấu, giải pháp và tổ chức thi công cho các công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt và đường sắt.

Chuyên ngành này đào tạo đầy đủ các kiến thức về cơ học, kỹ năng tính toán, phân tích kết cấu trong thiết kế cầu và thiết kế đường sắt.

   2.4) Xây dựng Đường Hầm&Metro

Chuyên ngành mở ra nhằm mục tiêu đào tạo ra những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu hơn về tính toán thiết kế, về công nghệ xây dựng, bảo trì, khai thác các công trình đường hầm và đặc biết là đường tàu điện ngầm trong đô thị (Metro).

Bên cạnh đó, các kỹ sư chuyên ngành còn được trang bị các kiến thức cơ bản về thiết kế, thi công các công trình cầu đường như các chuyên ngành khác trong XDCTGT.

  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các thành viên trong bộ môn dưới sự lãnh đạo của Lãnh đạo bộ môn luôn luôn ý thức được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình. Theo đó, hàng năm Bộ môn Cầu Hầm đã và đang tiến hành nghiên cứu 5-10 đề tài các cấp, từ cấp Cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Hơn 15 giáo trình, bài giảng đã được xuất bản với chất lượng cao.  Mỗi năm bộ môn có tổng số giờ khoa học đứng đầu trường với nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước như tạp chí Giao thông vận tải và Tạp chí Cầu đường, các tạp chí nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực giao thông và công trình như International Journal of Engineering Science, Sensors, Smart Structures and systems, Theoretical and Applied Fracture Mechanics, .... Ngoài ra, hàng năm bộ môn đều hướng dẫn nhiều đề tài NCKH Sinh Viên đạt giải cao. Nhìn chung, các đề tài NCKH mà Bộ môn thực hiện đều có thể phục vụ sản xuất, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Hội thảo khoa học: "Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong xây dựng Cầu - Hầm

Tọa đàm: "Chuyên ngành Cầu Hầm - Điểm nhấn tương lai"

4.HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ

Bộ môn thường xuyên có liên kết, hợp tác với các đơn vị sản xuất, tổ chức và các nhà khoa học trong ngành GTVT trong nước như công ty FECON, CIENCO4, LICOGI 18, Viện cơ học Việt Nam, Hội bê tông Việt Nam… Ngoài ra, bộ môn cũng thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, seminar và hợp tác nghiên cứu cùng các đơn vị và nhà khoa học quốc tế như công ty VSL, Freyssinet (Pháp), ENTPE, Eiffel University (Pháp), Đại học Middesex (Vương Quốc Anh), KU Leuven, Ghent University, Liège (Bỉ), University of Florida(Mỹ), University of Sydney (Úc), Graz University (Áo), Minho University ( Bồ Đào Nha)….

5.CÁC THẾ HỆ CỰU SINH VIÊN THÀNH ĐẠT

+, Ông Chu Ngọc Sủng- Nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), Phó chủ tịch hội Cầu đường Việt Nam.

+, Ông Lê Văn Ký-Nguyên GĐ Công ty CPTVTK Cầu Lớn Hầm, Lê Đức Tiến-PCT tỉnh Quảng Trị.

+, Ông Tô Nam Toàn-Vụ trưởng KHCN MT HTQT- Tổng cục Đường bộ.

+, Ông  Nguyễn Hồng Trường-Nguyên PCT tỉnh Nghệ An.

+, Ông Lê Hồng Điệp-Vụ trưởng vụ QLBT-Tổng cục Đường bộ.

+, Ông Nguyễn Tiến Minh-Bí thư huyện ủy Thường Tín.

+, Ông Nguyễn Duy Lâm-Cục trưởng cục QLXD&CL CTGT.

+, Ông Lâm Văn Hoàng-Tổng GĐ BQLDA Đường Hồ Chí Minh.

+, Ông Lê Ngọc Minh-Cục trưởng cục QLĐB II…

+, Và có các GS, PGS, TS, Ths, KS đang công tác và làm việc tại trường Đại Học Giao Thông Vận Tải.

6.CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bộ môn có 3 phòng làm việc đầy đủ trang thiết bị phục vụ và tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên làm việc cũng như các sinh hoạt nghiên cứu, hợp tác và các hoạt động chuyên môn khác.

Bên cạnh những trang bị của nhà trường, bộ môn còn tự trang bị các trang thiết bị thí nghiệm để phục vụ NCKH, thực hành của sinh viên khá đầy đủ, đặc biệt là những thiết bị phục vụ nghiên cứu về vật liệu, các trang bị khi đi công trường.

7.CƠ HỘI HỌC TẬP NÂNG CAO VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư cầu hầm có thể giải quyết các công việc và yêu cầu thực tiễn về tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý khai thác các công trình giao thông (cầu, đường, sân bay, cảng, hầm, công trình đô thị,…). Các kỹ sư cũng có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực và học tập ở bậc sau đại học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông hoặc phát triển sang các ngành khác thuộc khối ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ở trong và ngoài nước với nguồn học bổng dồi dào từ các trường ĐH kỹ thuật quốc tế (Anh, Mỹ, Pháp, Nhật…)

8.THÔNG TIN TUYỂN SINH

CHUYÊN NGÀNH MÃ NGÀNH TỔ HỢP XÉT TUYỂN
Kỹ thuật xây dựng Công Trình Giao Thông 7580205 A00, A01, D01, D07
Kỹ thuật xây dựng Công Trình Thuỷ 7580202 A00, A01, D01, D07

9.MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA BỘ MÔN

Sáng 09/12/2020, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia của Khoa Công trình - Trường ĐH Giao thông vận tải tổ chức Hội thảo "Ứng dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC trong dự án sửa chữa mặt cầu đường bộ - Cầu Thăng Long" .

Lễ thông xe Dự Án Sửa Chữa Mặt Cầu Thăng Long

Chuơng Trình Nối Vòng Tay Lớn

Sinh viên đi tham quan và nghe giới thiệu về giải pháp mặt đường Cầu Thăng Long

Hoạt động nồi bánh tình thương năm 2021

Giải bóng đá nam sinh viên hưởng ứng tháng sinh viên năm 2021

Bui Thanh Tung

ThS Bui Thanh Tung

E-mail: bttung@utc.edu.vn
toto slot toto 4d toto88 Situs slot dana dana toto toto dana slot toto toto slot toto88 situs slot gacor judi online toto slot toto 4d toto88 toto slot toto 4d toto88
https://artdaily.cc/slot-online/
https://www.paygasnotrent.com/
slot pulsa deposit pulsa toto slot
toto slot toto 4d toto88 toto 4d toto88 dana toto toto dana toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77 toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77
dingdong togel dingdong togel online Rtp Slot Rtp Slot toto88
toto 4d toto88 dana toto toto dana slot pulsa toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana slot77 https://slot77.stahnmpukuturan.ac.id/slot77/ toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana https://web.pn-mataram.go.id/slot-toto/ toto slot toto 4d toto88 dana toto toto dana https://slot-toto.pkr.ac.id/ situs slot dana toto slot https://web.pn-mataram.go.id/slot-dana/