BỘ MÔN ĐƯỜNG SẮT
Department of Railway
Năm thành lập: 1962
Trưởng Bộ môn: TS. Mai Tiến Chinh Điện thoại: +84.24.37669550 Thư điện tử: bmdsa@utc.edu.vn Địa chỉ: P.302 - Nhà A6, Trường Đại học Giao thông vận tải Website: |
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Bộ môn Đường sắt được thành lập năm 1962 ngay sau khi thành lập trường ĐH GTVT. Bề dày truyền thống và lịch sử của bộ môn luôn gắn liền với uy tín đào tạo của trường ĐH Giao Thông Vận Tải. Đến nay bộ môn đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.
Hiện tại, đội ngũ giảng viên cơ hữu tại bộ môn gồm 11 giảng viên, bao gồm: 1 GS.TS - GVCC, 3 PGS.TS - GVCC, 2 TS - GVC, 5 ThS – GV trong đó 02 đang là nghiên cứu sinh. Toàn bộ các thầy cô giáo của Bộ môn đều có trình độ sau đại học. Cho đến nay, các thầy cô giáo của Bộ môn đã được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: 4 NGƯT, 1 GS, 4 PGS.
Bộ môn có 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đến nay Bộ môn đã đào tạo 57 khóa sinh viên Đại học chuyên ngành Đường sắt, 27 khóa sinh viên chuyên ngành Cầu-Đường sắt, 17 khóa sinh viên chuyên ngành Đường sắt đô thị, 25 khóa học viên Cao học ngành Kỹ thuật xây dựng đường sắt và hướng dẫn hàng chục Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án Tiến sỹ.
Tập thể giảng viên bộ môn Đường sắt
TT | Họ và tên | Học hàm/Học vị | Điện thoại | Ghi chú | |
1 | Mai Tiến Chinh | TS-GVC | chinhmt@utc.edu.vn | 0912150025 | Trưởng BM |
2 | Lê Hải Hà | PGS.TS-GVCC | haiha_le@yahoo.com | 0912485540 | |
3 | Phạm Văn Ký | GS.TS-GVCC | kypv156@gmail.com | 0913564691 | |
4 | Nguyễn Hữu Thiện | PGS.TS-GVCC | nguyenhuuthiens17@
gmail.com |
0988139615 | |
5 | Trần Quốc Đạt | PGS.TS-GVCC | dattq@utc.edu.vn | 0904895218 | Phó Trưởng BM |
6 | Trương Trọng Vương | TS-GVC | 1732697327@qq.com | 0976250573 | |
7 | Chu Quang Chiến | ThS-GVC | chuquangchien@utc.edu.vn | 0912145748 | |
8 | Phạm Duy Hoà | ThS-GVC | hoa.matoan@
gmail.com |
0985544488 | |
9 | Lê Quang Hưng | ThS-GV | lequanghung193@gmail.com | 0983056681 | |
10 | Trần Anh Dũng | ThS-GV | anhdunggtvt2005@
gmail.com |
0983841175 | |
11 | Phạm Thị Loan | ThS-GV | phamloan0111@yahoo.com | 0984787640 | |
12 | Nguyễn Đức Tâm | ThS-GV | ndtam.uct2@gmail.com | 0983845154 | Giảng dạy tại CS2 |
13 | Vũ Đoàn Quân | ThS-GV | vudoanquan@gmail.com | 0918001586 | Giảng dạy tại CS2 |
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Đào tạo đại học
Bộ môn Đường sắt là một trong những đơn vị đảm nhận nhiệm vụ đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông của Trường ĐH Giao thông Vận tải cho 03 chuyên ngành với quy mô khoảng 90 kỹ sư hệ chính quy hàng năm. Tổng thời gian đào tạo là 4,5 năm.
a) CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT
- Sinh viên chuyên ngành Xây dựng Đường sắt sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành về thiết kế và thi công các công trình đường sắt thông thường và đường sắt cao tốc.
- Sinh viên sẽ được tiếp cận các công nghệ thi công đường sắt tiên tiến và hiện đại trên thế, có thể chủ động làm việc trong các lĩnh vực xây dựng đường sắt nói riêng và xây dựng giao thông nói chung.
b) XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG SẮT
- Các môn học thuộc chuyên ngành này giúp sinh viên chủ động tham gia các dự án xây dựng cầu, đường sắt; tính toán kết cấu, lập biện pháp tổ chức thi công.
- Chuyên ngành này giúp sinh viên có đủ các kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng trong phân tích kết cấu, lập biện pháp tổ chức thi công.
- Từ giai đoạn học chuyên ngành, các sinh viên có thể lựa chọn các môn học để phù hợp với giai đoạn làm thiết kế tốt nghiệp công trình cầu hoặc đường sắt.
c) XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
- Xây dựng công trình đường sắt đô thị là một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Là công trình giao thông đường sắt đặc thù, do vậy đòi hỏi những kỹ sư phải được đào tạo một cách chuyên sâu và chuyên nghiệp hóa.
- Sinh viên chuyên ngành Đường sắt đô thị sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành về thiết kế, thi công các công trình đường sắt và đường sắt đô thị.
2.2. Đào tạo Thạc sỹ
- Bộ môn Đường sắt là đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng Công trình giao thông với chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng đường sắt và đào tạo Tiến sĩ kỹ thuật Xây dựng công trình Giao thông chuyên ngành Đường sắt.
- Hàng năm, bộ môn tiếp nhận và đào tạo khoảng 10 - 15 học viên cao học /năm.
2.3. Đào tạo Tiến sỹ:
- Bộ môn là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáng tin cậy cho ngành xây dựng công trình Giao thông Việt Nam.
- Hàng năm, bộ môn tiếp nhận và đào tạo khoảng 1 - 2 NCS /năm.
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong lĩnh vực xây dựng đường
sắt với đầy đủ các trang thiết bị nghiên cứu và đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu về xây dựng
đường sắt.
- Các nhà khoa học của bộ môn được đào tạo trong nước cũng như tại các nước trên thế
giới như Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc. Vì vậy Bộ môn có nhiều tiềm năng và cơ hội trao đổi,
học hỏi và phối hợp nghiên cứu với các đối tác trong nước và quốc tế để các dự án đề tài khoa
học cấp Trường, cấp Bộ và tham gia nhiều công trình ứng dụng thực tế sản xuất.
- Các định hướng nghiên cứu:
- Nghiên cứu quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.
- Nghiên cứu các giải pháp thiết kế tuyến mới và các công trình trên tuyến.
- Nghiên cứu các giải pháp thiết kế cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt đang khai thác.
- Nghiên cứu chuyên sâu về nền đường, kết cấu tầng trên đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị.
- Nghiên cứu các giải pháp thiết kế xử lý các công trình đặc biệt.
- Nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực xây dựng đường sắt.
4. HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, Tổng công ty đường sắt, Cục đường sắt thực hiện nhiều Đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đường sắt.
- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu với các trường Đại học MIIT, MADI (LB Nga), ĐH giao thông Tây Nam (Trung Quốc), ĐH Bordeaux (CH Pháp), ĐH kỹ thuật Dresden, ĐH kỹ thuật Darmstadt (CHLB Đức), ĐH quốc gia Lào, … cũng như các tổ chức quốc tế như JICA, KOIKA, Công ty đường sắt
5. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Bộ môn có 2 phòng làm việc đầy đủ trang thiết bị phục vụ và tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên làm việc cũng như các sinh hoạt nghiên cứu, hợp tác và các hoạt động chuyên môn khác.
Bên cạnh đó, bộ môn hiện quản lý Trung tâm nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt với đầy đủ các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại phục vụ giảng dạy, thực tập thực hành của sinh viên và NCKH trong lĩnh vực xây dựng công trình đường sắt.
6. CƠ HỘI HỌC TẬP NÂNG CAO VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
- Cơ hội việc làm:
+ Hiện nay việc đầu tư cải tạo nâng cấp các tuyến đường sắt cũ, hay đầu tư xây dựng mới các tuyến đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia được Nhà nước rất quan tâm và và đã xúc tiến triển khai. Cụ thể hiện đã và đang triển khai cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, tuyến đường sắt thống nhất, đang xây dựng mới tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh), tuyến Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) hay Nhổn – ga Hà Nội. Đến năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh, Tp.Hồ Chí Minh – Nha Trang,…và rất nhiều tuyến đường sắt đô thị cũng như đường sắt quốc gia khác đang chuẩn bị đầu tư.
+ Với các nhu cầu xây dựng các tuyến đường sắt như vậy, cơ hội được làm việc trong lĩnh vực xây dựng đường sắt của các Kỹ sư Đường sắt, Cầu Đường sắt và Đường sắt đô thị thật sự rộng mở, là cơ hội lớn để các kỹ sư tương lai cống hiến và thể hiện tài năng cho ngành và cho đất nước.
+ Các Kỹ sư xây dựng Đường sắt, Cầu đường sắt, Đường sắt đô thị có thể đảm nhiệm các công tác thiết kế, giám sát, thi công và quản lý các công trình xây dựng đường sắt nói riêng và các công trình giao thông nói chung. Ngoài ra sinh viên có cơ hội tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về lĩnh vực xây dựng đường sắt, đường sắt đô thị cũng như xây dựng công trình giao thông.
- Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
+ Các công ty tư vấn Khảo sát & Thiết kế Đường sắt, Đường bộ và các công trình Hạ tầng kỹ thuật (HTKT);
+ Các công ty thi công các công trình Giao thông & HTKT;
+ Các Ban quản lý Dự án các công trình Giao thông & HTKT;
+ Các đơn vị Tư vấn giám sát các công trình Giao thông & HTKT;
+ Các cơ quan quản lý của Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải.