Tên tiếng Việt: Bộ môn Đường bộ
Tên tiếng Anh: Department of Highway and Traffic Engineering
Địa chỉ liên hệ: Phòng 205 nhà A6, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 phố Cầu Giấy, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Website: http://hte.edu.utc.vn
Fanpage: facebook/bomonduongbo
Tel: +84-243-7665431
Lịch sử và quá trình phát triển
Bộ môn Đường bộ được hình thành từ Ban Công Trình – thành lập năm 1961. Năm 1962 – ngay từ khi thành lập trường, bộ môn Đường bộ được thành lập đồng thời với Khoa Công trình, khi đó gọi là Bộ môn Đường với 2 ngành đào tạo là Đường bộ và Đường sắt. Chủ nhiệm Bộ môn Đường là thầy Bùi Chởi. Trường Đại học GTVT lúc bấy giờ mang tên là Trường Đại học Giao thông Đường sắt và Đường bộ (Gọi tắt là Đại học Giao thông Sắt - Bộ). Đến năm 1968 Bộ môn Đường bộ được tách ra trở thành một bộ môn độc lập, tính đến nay đã trải qua một chặng đường hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển. Hiện tại bộ môn có một đội ngũ cán bộ giảng dạy đông đảo và có chất lượng cao được đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm 32 người (1 GS.TS; 4 PGS. TS.; 14 TS; 13 Ths).
Lãnh đạo bộ môn
Kể từ khi thành lập, Bộ môn đã trải qua năm nhiệm kỳ trưởng bộ môn, từ thầy Phạm Văn Toản, PGS. Nguyễn Quang Chiêu, đến PGS.TS Nguyễn Quang Toản, sau đó là GS.TS Bùi Xuân Cậy đến PGS.TS Lã Văn Chăm và nhiệm kỳ hiện tại 2019-2024 là PGS.TS Nguyễn Quang Phúc. Bộ môn hiện có 2 phó trưởng bộ môn là TS. Bùi Tuấn Anh và TS. Đặng Minh Tân.
PGS. TS. Nguyễn Quang Phúc Trưởng Bộ môn |
TS. Bùi Tuấn Anh Phó trưởng Bộ môn |
TS. Đặng Minh Tân Phó trưởng Bộ môn |
Lãnh đạo bộ môn nhiệm kỳ 2019-2024
Tiềm năng, thế mạnh và định hướng nghiên cứu chính
Với thế mạnh có một đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và lĩnh vực đường bộ nói riêng, Bộ môn có thể đảm nhận nhiều lĩnh vực nghiên cứu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành giao thông vận tải quốc gia cũng như phục vụ công tác giảng dạy tại trường.
Bộ môn Đường bộ đã tham gia đào tạo được nhiều thế hệ kỹ sư, thạc sỹ và tiến sĩ cho đất nước. Hiện nay Bộ môn phụ trách đào tạo 3 chuyên ngành bậc đại học đó là Đường bộ, Kỹ thuật giao thông Đường bộ và Cầu Đường bộ, 2 chuyên ngành thạc sỹ và 1 chuyên ngành tiến sỹ. Hướng học thuật chính của Bộ môn được xác định là đường bộ và kỹ thuật giao thông.
Có 3 lĩnh vực mũi nhọn mà bộ môn tập trung nghiên cứu, bao gồm:
1. Vật liệu xây dựng đường, kết cấu áo đường, nền mặt đường, thiết kế đường và công trình trên đường ôtô.
2. Thiết kế, quy hoạch mạng lưới đường bộ, tổ chức giao thông, an toàn giao thông, giao thông thông minh, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, Big data trong điều hành giao thông.
3. Lĩnh vực bảo trì, khai thác đường ô tô và đường cao tốc, tổ chức quản lý xây dựng đường bộ, xây dựng quy trình, quy phạm
Thành tích đạt được
* Về đào tạo đại học và sau đại học
Kể từ khi thành lập đến năm 2020, Bộ môn đã giảng dạy 60 khoá sinh viên các lớp thuộc hệ chính quy, tại chức tại trường và trạm xa, các lớp bằng 2, liên thông với số lượng sinh viên là rất lớn, khối lượng giảng dạy của bộ môn hiện cao nhất toàn trường, hơn 40.000 tiết quy đổi/năm. Bộ môn đã tham gia giảng dạy 26 khóa cao học, đã hướng dẫn làm luận án tốt nghiệp khoảng hơn 40 NCS và khoảng 800 học viên cao học. Các luận án bảo vệ đa phần đều đạt loại khá giỏi và xuất sắc.
* Nghiên cứu khoa học
Các thành viên trong bộ môn dưới sự lãnh đạo của Lãnh đạo bộ môn luôn luôn ý thức được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mình. Theo đó, hàng năm Bộ môn Đường bộ đã và đang tiến hành nghiên cứu 2 - 5 đề tài các cấp, từ cấp Cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước. Hơn 10 giáo trình, bài giảng đã được xuất bản với chất lượng cao. Mỗi năm bộ môn có hàng chục bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước như tạp chí Giao thông vận tải và Tạp chí Cầu đường, các tạp chí nước ngoài có uy tín trong lĩnh vực giao thông như TRR, Transportation Research Part F, Transportation Research Part C, ... Ở trong nhà trường, Bộ môn rất coi trọng công tác hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học với khoảng gần 20 đề tài mỗi năm. Nhìn chung, các đề tài NCKH mà Bộ môn thực hiện đều có thể phục vụ sản xuất, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
* Các hình thức khen thưởng đã nhận được
Với những thành tích đã đạt được của mình, Bộ môn đã được sự ghi nhận xứng đáng của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ môn đã được tặng thưởng 2 Huân chương lao động hạng nhất, 1 Huân chương lao động hạng nhì, 1 Huân chương lao động hạng ba, 3 lần được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8 lần được nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và nhiều các danh hiệu khác.
Các thế hệ cựu sinh viên thành đạt
Với hàng vạn kỹ sư đã được đào tạo từ khi mới thành lập, các sinh viên của bộ môn sau khi tốt nghiệp đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển đất nước. Nhiều thế hệ sinh viên đã và đang đảm nhiệm nhiều trọng trách, chức vụ quan trọng của đất nước nói chung cũng như của ngành GTVT nói riêng. Một số gương mặt tiêu biểu của cựu sinh viên ngành Đường bộ có thể kể đến là Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, cựu sinh viên lớp Đường bộ Khóa 20; Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cựu sinh viên lớp Đường bộ Khóa 23; ông Phạm Hồng Sơn – Nguyên Tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và nguyên Tổng giám đốc ban 2, Bộ GTVT, cựu sinh viên lớp Đường bộ khóa 19; ông Lý Thái Hải, nguyên chủ tịch tỉnh Bắc Cạn nhiệm kỳ 2016-2021, cựu sinh viên lớp Đường bộ K20; ông Lê Ngọc Hoa – Nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty XDCTGT 4, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – Cựu sinh viên lớp Đường bộ khóa 27; ông Lê Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cựu sinh viên Bằng 2 – khóa 4.
Cơ sở vật chất
Bộ môn có 3 phòng làm việc đầy đủ trang thiết bị phục vụ và tạo điều kiện tốt nhất cho các giảng viên làm việc cũng như các sinh hoạt nghiên cứu, hợp tác và các hoạt động chuyên môn khác.
Bên cạnh những trang bị của nhà trường, bộ môn còn tự trang bị các trang thiết bị thí nghiệm để phục vụ NCKH, thực hành của sinh viên khá đầy đủ, đặc biệt là những thiết bị phục vụ nghiên cứu về vật liệu nền mặt đường.
Hình ảnh các thành viên của Bộ môn Đường bộ - 1983 |
Hình ảnh các thành viên của Bộ môn Đường bộ - 2020 |
Hình ảnh thành viên bộ môn qua các thời kỳ
Hợp tác trong nước và quốc tế
Bộ môn thường xuyên có liên kết, hợp tác với các đơn vị, tổ chức và các nhà khoa học trong và ngoài ngành GTVT. Đặc biệt thường xuyên tổ chức các hội thảo, hợp tác nghiên cứu, hợp tác sản xuất cũng như các báo cáo chuyên đề, seminar với các chuyên gia và tổ chức các nước phát triển như Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật…
PGS.TS Lã Văn Chăm tiếp và làm việc với các Giáo sư trường Madi, CHLB Nga về vấn đề vệt hằn lún bánh xe.
|
Gặp mặt và thỏa thuận hợp tác với GS Serji Armikhanian, chuyên gia hàng đầu về mặt đường ở Hoa Kỳ |
Hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực GTVT ở Việt Nam đi hiện trường nghiên cứu về vấn đề BTN |
Hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu về vấn đề BTN |
Một số hình ảnh các thành viên bộ môn tham gia nghiên cứu hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực GTVT
Một số hình ảnh hoạt động sinh viên
Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn lớp Kỹ thuật GTĐB K56 tham gia và đoạt giải ba cuộc thi Quốc tế về thiết kế công trình giao thông dành cho sinh viên ở Nhật Bản
Thầy trò bộ môn Đường bộ tham dự cuộc thi tuyển phương án kiến trúc cảnh quan tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Thầy trò Bộ môn Đường bộ kết hợp cùng Quỹ phòng chống thương vong Châu Á thực hiện dự án "Giảm tốc độ, trường học an toàn" (TP. Pleiku, 10/2020)
Các hoạt động đi thực tập, dã ngoại và thể thao của sinh viên
Hội nghị, hội thảo và lễ ký thỏa thuận hợp tác do bộ môn tổ chức
Thứ Trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (người đứng thứ hai từ trái sang) |
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông (người đứng thứ nhất từ trái qua phải)
|
Ông Phạm Hồng Sơn (người thứ ba từ trái qua phải) |
Ông Lê Ngọc Hoa
|