Lịch sử phát triển
Bộ môn Tự động hóa Thiết kế cầu đường được thành lập ngày 7/1/2002. Hiện nay, với 11 giảng viên gồm 2 Phó Giáo sư, 2 tiến sỹ và 7 thạc sỹ (trong đó có 2 Nghiên cứu sinh)
TĐH TKCĐ là chuyên ngành thuộc Khoa Công trình trong trường GTVT. Tuy được thành lập sau những chuyên ngành truyền thống (Đường bộ, Cầu hầm, Đường sắt) nhưng chuyên ngành TĐH TKCĐ lại có được những đặc điểm chuyên biệt, không trùng lặp với bất cứ chuyên ngành nào khác. Đó là định hướng ứng dụng tin học trong lĩnh vực thiết kế công trình giao thông ở nhiều cấp độ khác nhau.
Video giới thiệu về Bộ môn và chuyên ngành Tự động hóa thiết kế cầu đường
https://www.youtube.com/watch?v=E907Ooz2K2M
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu của chuyên ngành là đào tạo ra các Kỹ sư xây dựng Cầu đường có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cuyên sâu trong Thiết kế, xây dựng và quản lý công trình cầu đường
Chuyên ngành đào tạo
Kể từ năm 2002, hàng năm, chuyên ngành Tự động hóa thiết kế cầu đường có quy mô đào tạo khoảng hơn 60 sinh viên/năm. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế, xây dựng cầu đường và các môn về tin học ứng dụng, mô phỏng máy tính.Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng “Kỹ sư xây dựng công trình Giao thông”
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên
Làm việc với vai trò là kỹ sư thiết kế, kỹ sư tư vấn, kỹ sư công nghệ, chỉ đạo và quản lý thi công tại các công ty xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu và các trường Đại học, Cao đẳng trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp.– Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về đường bộ như Bộ GTVT, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng Cục Đường bộ, Các Ban quản lý dự án xây dựng, Sở GTVT, Sở Xây dựng, Phòng quản lý giao thông cấp huyện.– Tiếp tục học tập lên các bậc cao hơn như thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.– Phát triển – ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Cầu đường
Tiềm năng, thế mạnh và hướng nghiên cứu
Với thế mạnh có đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tin học xây dựng, phát huy quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, Bộ môn đã và đang đảm nhận nhiều lĩnh vực nghiên cứu phục vụ cho sự nghiệp phát triển ngành giao thông vận tải quốc gia cũng như phục vụ công tác giảng dạy tại trường. Những lĩnh vực nghiên cứu chính của Bộ môn bao gồm:– Phát triển – ứng dụng công nghệ thông tin chuyên sâu trong thiết kế, xây dựng và quản lý công trình.– Ứng dụng Giải pháp BIM và Công nghệ GIS, các phần mềm mô phỏng giao thông– Ứng dụng các công nghệ mới trong xây dựng: các loại cọc phức hợp, sử dụng phương pháp động đánh giá tình trạng khai thác kỹ thuật của kết cấu, xác định tải trọng trục bằng WIM và B-WIM– Ứng dụng các vật liệu mới trong xây dựng: vật liệu nhẹ EPS, vật liệu composite trong sửa chữa và gia cường kết cấu, phòng chống thảm họa thiên nhiên (chống sói lở bờ sông, bờ biển và chống lũ quét bùn đá)
Hợp tác trong nước và quốc tế
Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường luôn chú trọng quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước, cụ thể là với các công ty phần mềm, các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, các trường Đại học ở nước ngoài như đại học Quốc gia Yokohama, đại học Hiroshima (Nhật Bản), đại học TU Dresden, TU Darmstadt (cộng hòa liên bang Đức) …Bộ môn đã cùng với các đối tác nước ngoài tổ chức nhiều hội thảo chung có ý nghĩa trong việc giới thiệu các ứng dụng tin học, phần mềm mô phỏng, các công nghệ mới trong xây dựng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trong thời gian tới, kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước, Bộ môn sẽ tiếp tục phát triển các định hướng nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào công tác thiết kế và quản lý của ngành xây dựng công trình giao thông.
Hoạt động sinh viên
Sinh viên chuyên ngành Tự động hóa Thiết kế Cầu đường nhiều năm đạt giải trong các kỳ thi quốc tế.Các em sinh viên luôn là trọng tâm trong tất cả các hoạt động, định hướng của Bộ môn
Cơ sở vật chất
Thông qua hoạt động hợp tác với các đối tác ở cả trong và ngoài nước, Bộ môn đã được trao tặng nhiều phần mềm, nhiều thiết bị đo phục vụ công tác thí nghiệm hiện trường. Đây là những cơ sở vật chất rất có giá trị, phục vụ rất hiệu quả cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bộ môn.