TÊN TIẾNG VIỆT: BỘ MÔN THỦY LỰC - THỦY VĂN
TÊN TIẾNG ANH: Department of Hydraulics and Hydrology
Thành lập: Năm 1970
Trưởng Bộ môn: TS. Tống Anh Tuấn
Phó Trưởng Bộ môn: TS. Mai Quang Huy
Điện thoại: +84.24.32115058
Thư điện tử:
Website:
Địa chỉ: P.201- 202 Nhà A6, Trường Đại học Giao thông Vận tải
1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Tổng số giảng viên của Bộ môn bao gồm 12 người, trong đó: 05 Tiến sĩ - Giảng viên chính, 01 Thạc sĩ - Nghiên cứu sinh - Giảng viên chính và 06 Thạc sĩ - Giảng viên.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Đào tạo đại học
Đào tạo đại học các chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy và một số chuyên ngành thuộc các khoa Đạo tạo quốc tế, Kỹ thuật Xây dựng, Kỹ thuật Môi trường và An toàn giao thông, và Vận tải - Kinh tế bao gồm các học phần Thủy lực, Thủy văn công trình, Hải văn công trình, Cơ học chất lỏng, Thủy lực kênh hở, Thủy lực thủy văn, Thủy văn môi trường.
2.2. Đào tạo Thạc sỹ
Đào tạo Thạc sỹ ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông học phần Cơ học chất lỏng công trình, và Thạc sỹ chuyên sâu Thủy lực thủy văn công trình các học phần Thủy lực nước ngầm, Thủy lực cầu, Mô hình tính toán thủy văn, Thủy văn đô thị trong điều kiện biến đổi khí hậu, Thoát nước nền đường, Xói lở và sự ổn định của dòng chảy tại công trình, Chuyển động bùn cát trong sông, Tương tác giữa con người, công trình và diễn biến lòng sông.
2.3. Đào tạo Tiến sỹ
Hướng dẫn NCS các ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông và Kỹ thuật Xây dựng công trình đặc biệt.
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bộ môn đã thực hiện 04 đề tài NCKH cấp Bộ GTVT, Bộ GD&ĐT; 22 đề tài cấp Trường; 10 giáo trình và tài liệu tham khảo; 73 bài báo bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế trong đó 10 bài thuộc danh mục ISI/Scopus, 41 báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, 49 đề tài NCKHSV trong 05 năm gần đây.
Hướng nghiên cứu của bộ môn tập trung vào các vấn đề về dòng chảy, tương tác giữa dòng chảy và công trình giao thông như: (i) Thủy lực cầu; (ii) Thủy lực cống; (iii) Thủy lực kênh hở; (iv) Thủy lực nước ngầm; (v) Thủy lực môi trường; (vi) Thủy văn cầu đường; (vii) Thủy văn đô thị; (viii) Thủy văn môi trường; (ix) Xói lở và sự ổn định của công trình; (x) Động lực học sông, cửa sông và ven biển.
4. HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo với các tổ chức trong nước, nước ngoài như Đại học Thủy lợi; Đại học Xây dựng; Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Mỏ Địa chất; Việt Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Quy hoạch Thủy lợi; Viện Cơ học; Viện Bách khoa quốc gia Grenoble (Grenoble-INP); Đại học Giao thông Đường bộ Mátxcơva (MADI); Đại học Giao thông Kinh Bắc, Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khảo sát, tính toán thủy văn thủy lực, thẩm tra, thẩm định các hạng mục dự án: cao tốc Hạ Long – Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; cầu qua sông Gianh thuộc dự án cải tạo, nâng cấp QL31, tỉnh Lạng Sơn; cầu Pá Uôn qua sông Đà, tỉnh Sơn La; cầu Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị; cầu Đà Rằng, tỉnh Phú Yên; nâng cấp cải tạo tỉnh lộ 253, tỉnh Thái Nguyên; nâng cấp QL32, tỉnh Yên Bái; nâng cấp QL279, tỉnh Điện Biên; Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP).
5. CƠ SỞ VẬT CHẤT
Phòng làm việc tiện nghi, hiện đại tạo điều kiện tốt cho các giảng viên làm việc, nghiên cứu và hợp tác/trao đổi chuyên môn. Phòng thí nghiệm được trang bị một số thiết bị thí nghiệm phục vụ thực hành và NCKH về Thủy lực công trình, Thủy lực đường ống như: Hệ thống máng kính, Hệ thống thí nghiệm dòng chảy trong đường ống, máy bơm, …
Hình ảnh các thành viên của Bộ môn các thế hệ 1970 - 2020