Thông tin giới thiệu bộ môn
Tên tiếng việt: Bộ môn Kết Cấu
Tên tiếng Anh: Structural Engineering Section
1. Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: P408 nhà A6
- Email:
- Số điện thoại: 02437661775
- Trưởng bộ môn: TS Đào Văn dinh
- Website: http://bmketcau.utc.edu.vn
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Bộ môn Kết cấu tiền thân là Bộ môn Cơ học được thành lập năm 1963. Bộ môn Kết cấu được thành lập năm 1968 với số cán bộ giảng dạy đầu tiên được tách từ bộ môn Cầu và bô môn Cơ học – Địa chất của khoa công trình, đó là các đồng chí Nguyễn Quốc Thái, Lê Văn Quý, Đào Bá Thực, Trần Quang Vinh, Đỗ Toản, Bùi Đình Trúc, Trần Ngọc Diên.
Những năm 1969 đến 1971 có thêm các ông Phan Vị Thủy, Tống Trần Tùng, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Duy Hữu, Nguyễn Bảo Khánh, Lê Nguyên Vinh. Các đồng chí Phạm Duy Hữu, Nguyễn Bảo Khánh, Lê Nguyên Vinh giảng dạy môn Vật liệu xây dựng. Năm 1973 thêm đồng chí Tạ Kim Định về nhóm vật liệu xây dựng.
Từ năm 1978 – 1980 Bộ môn được bổ sung các ông Lê Đắc Chỉnh, Trương Xuân Khiêm, Nguyễn Văn Đàn, Lê Quyết Tiến từ nước ngoài trở về.
Hàng năm, Bộ môn luôn hoàn thành tốt công tác giảng dạy kể cả ở bậc Đại học và bậc Sau Đại học, tham gia công tác hướng dẫn Nghiên cứu sinh và Cao học, bồi dưỡng sinh viên giỏi dự thi Olympic môn Cơ học kết cấu. Nhiều năm đội tuyển đạt giải cá nhân và đồng đội. Nhiều năm liền Bộ môn đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, đã được tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Thủ tướng Chính phủ. Bộ môn luôn cập nhật chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng cơ bản, hiện đại và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ trọng tâm là công tác giảng dạy, NCKH, góp phần dựng khoa Công trình thành một trung tâm đào tạo, NCKH mạnh của ngành Xây dựng cầu đường ở Việt Nam.
3. Đội ngũ giảng viên
GVC.TS Đào Văn Dinh | TS.GVC Tạ Duy Hiển | TS Đặng Trần Thắng |
TS Nguyễn Trung Kiên | TS Đào Sỹ Đán | TS. Trần Việt Hưng |
PGS.TS Trần Quang Vinh | ThS. Cao Mai Hương | ThS.NCS Phạm Văn Phê |
GVC. ThS. Đinh Nghĩa Dũng | TS Bùi Thanh Quang | TS. Đỗ Văn Trung |
GVC. ThS Hoàng Thanh Thủy | TS Nguyễn Xuân Tùng | TS. Mai Văn Bắc |
ThS. Lê Quang Hưng | ThS Nguyễn Thị Nhung | ThS Nguyễn Hoài Cương |
ThS.GVC Nguyễn Ngọc Lâm | ThS Lê Quỳnh Nga | THS Đỗ Thị Hằng |
Cựu giảng viên từng công tác tại bộ môn:
- Nguyễn Quốc Thái
- Lê Văn Quý
- Đào Bá Thực
- Trần Quang Vinh
- Đỗ Toản
- Bùi Đình Trúc
- Trần Ngọc Diên
- Phan Vị Thủy
- Tống Trần Tùng
- Nguyễn Văn Siêm
- Phạm Duy Hữu
- Nguyễn Bảo Khánh
- Lê Nguyên Vinh
- Chuyên ngành đào tạo (Môn học tham gia giảng dạy) bậc đại học
Cơ kết cấu 1; Cơ kết cấu 2; Kết cấu BTCT; Kết cấu thép; Động lực học công trình; Cơ sở PTHH; Ổn định công trình;
- Chuyên ngành đào tạo (Môn học tham gia giảng dạy) sau đại học:
Môn chung: Ổn định, động lực học công trình
Chuyên sâu: Kết cấu công trình:
- Kết cấu thép nâng cao (KCA): 2TC
- Kết cấu BTCT và BTCT DUL nâng cao (KCA): 2TC
- Thiết kế kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép theo độ bền (KCA): 3TC
- Phương pháp số nâng cao trong cơ học (KCA): 2TC
- Tính toán thiết kế kết cấu chịu tải trọng động đất, gió (KCA): 2TC
- Hoạt động nghiêu cứu khoa học
Các giảng viên bộ môn đã thực hiện 02 đề tài cấp nhà nước, 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và nhiều đề tài cấp trường. Hiện các giảng viên bộ môn đang thực hiện 03 đề tài cấp nhà nước, 03 đề tài cấp bộ.
Các giảng viên bộ môn đã viết được nhiều bài báo trong nước và quốc tế.
- Hợp tác trong nước và quốc tế
- Định hướng nghiên cứu
Nghiên cứu tính toán kết cấu
- Nghiên cứu tính toán nội lực và chuyển vị của các dạng kết cấu dưới tác dụng của tải trọng và tác động
- Nghiên cứu tính toán xác định các đặc trưng động của kết cấu (Tần số dao động, dạng dao động, tỉ số cản, biên độ dao động, nội lực động…)
- Nghiên cứu tính toán ổn định kết cấu thanh thành mỏng
- Nghiên cứu phân tích dẻo kết cấu (plastic analysis), lý thuyết thích nghi kết cấu (theory of shakedown)
- Nghiên cứu các phương pháp số (phần tử hữu hạn FEM, phần tử hữu hạn mở rộng XFEM, Mesh-free, Đẳng hình học…) tính toán kết cấu
Nghiên cứu ứng xử và tính toán các kết cấu BTCT và BTCT dự ứng lực
- Nghiên cứu ứng xử và tính toán các dạng kết cấu BTCT và BTCTDUL khi chịu lực dọc trục, chịu uốn, chịu cắt, chịu xoắn các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của các loại kết cấu này.;
- Nghiên cứu phân tích tính toán các vùng không liên tục ( không liên tục về mặt tĩnh học, về mặt hình học) trong kết cấu BTCT;
- Nghiên cứu phân tích tính toán phân tích dẻo kết cấu BTCT;
- Nghiên cứu phân tích tính dư của kết cấu BTCT;
- Nghiên cứu dự báo sự xuất hiện và phát triển vết nứt trong kết cấu BTCT;
- Nghiên cứu dự báo tính toán biến dạng của kết cấu BTCT;
- Nghiên cứu tính toán KCBTCT theo độ bền ( durability)- suy thoái của bê tông, ăn mòn cốt thép;
- Nghiên cứu sự hư hỏng của kết cấu BTCT và biện pháp ngăn ngừa và khắc phục;
- Nghiên cứu tính toán kết cấu BTCT khi tăng cường sửa chữa;
Nghiên cứu ứng xử và tính toán các kết cấu thép
- Nghiên cứu ứng xử và tính toán các dạng kết cấu thép khi chịu lực dọc trục,chịu uốn, chịu cắt, chịu xoắn, các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của các loại kết cấu này;
- Nghiên cứu phân tích sự làm việc và tính toán liên kết trong kết cấu thép ( Liên kết hàn, liên kết bu lông);
- Nghiên cứu phân tích tính toán ổn định của kết cấu thép;
- Nghiên cứu phân tích tính toán mỏi của kết cấu thép;
- Nghiên cứu phân tích tính toán tăng cường kết cấu thép;
- Nghiên cứu tính dư của kết cấu thép;
- Nghiên cứu phân tích dẻo của kết cấu thép;
- Nghiên cứu phân tích các đặc trưng ăn mòn kết cấu thép;